Kinh Duy Ma Cật phẩm 10 Phật Hương Tích 92-95
73 Kinh Duy Ma Cật phẩm 10 Phật Hương Tích 92-95
Câu hỏi:
Xin hỏi thêm vài vấn đề trong Kinh Duy Ma Cật, phẩm 10 - Phật Hương Tích. Xin vui lòng chỉ dạy thêm cho chúng tôi hiểu rõ ạ:
“Khi thấy mọi người khởi tâm đến việc thọ thực, Ngài Duy Ma Cật hiện sức thần thông cho mọi người thấy được nước Phật tên là Chúng Hương, có vị Phật tên là Hương Tích. Nước ấy không có Thanh Văn và Bích Chi Phật. Chỉ có chúng Đại Bồ Tát Thanh tịnh, được Phật nói Pháp cho nghe. Cơm của nước Phật này có mùi hương lan khắp 10 phương Vô Lượng thế giới. Ngài Duy Ma Cật đến nước Chúng Hương để xin Phật Hương Tích 1 chén cơm đem về cõi Ta Bà, chỉ 1 bát nhỏ nhưng vẫn làm cho tất cả mọi người được no đủ. Bốn bể có thể cạn nhưng cơm này không bao giờ hết. Khi thọ dụng cơm ấy xong. Các Bồ Tát, Thanh Văn, Trời, Người… khi ăn xong đều thấy nhẹ nhàng, thân thể phát ra mùi hương bát ngát.”
Tôi xin hỏi như sau:
Xin giải thích ý nghĩa của danh từ “Chúng Hương” và “Phật Hương Tích” ?
Trả lời:
Thưa quý vị, về danh từ “Chúng Hương”. Ý của Ngài Duy Ma Cật muốn nói: Những người nghe đến danh từ Giải Thoát, họ đến học, mà trong Đạo Phật gọi là “Nhiều người hành hương” hay còn gọi là “Chúng Hành Hương”.
Về danh từ “Phật Hương Tích”: Là di tích của Vị Phật quá khứ ở Trái Đất Nam Diêm Phù Đề này. Có nhiều Người Hành Hương đến chiêm ngưỡng.
Câu hỏi 2/4:
Xin hỏi, cơm của nước này là tượng trưng cho điều gì, có phải là Công Đức không?
Trả lời:
Thưa quý vị, cơm của nước này chính là pháp môn Giải Thoát.
Câu hỏi 3/4:
Thưa, pháp môn Giải Thoát tại sao lại có mùi hương, mà không mang 1 đặc điểm khác?
Trả lời:
Thưa quý vị, trong Đạo Phật, người Ngộ Đạo, Đức Phật gọi là người nếm được mùi vị Đạo, nên gọi là mùi hương của Đạo. Nếu gọi ý khác thì không sát nghĩa lắm.
Câu hỏi 4/4:
Tại sao chỉ duy nhất có Ngài Cư sĩ Duy Ma Cật mới có thể đưa mọi người đến được nước Chúng Hương này, mà không 1 vị Bồ Tát nào làm được?
Trả lời:
Thưa quý vị, quý vị phải biết cơ bản của người tu theo Đạo Phật như sau:
Người muốn tu Giải Thoát, không chấp cái Ta. Thì người này phải bình thường, không ai biết, nên là Cư sĩ.
Còn vị Bồ Tát không làm được là có nguyên do như sau:
Bồ Tát là gì? Là vị gan dạ, thích làm chuyện này chuyện kia, không sợ ai. Nên không thể đứng ra dạy Giải Thoát được.
Việc làm thích hợp của vị Bồ Tát là:
- Tầm thinh cứu khổ cứu nạn con Người bị oan ức.
- Dám hy sinh mình để cứu nhiều Người khác.
- Dám quên thân mình cũng để giải oan cho Người khác.
Nói tóm lại, vị Bồ Tát là vị rất gan dạ cứu giúp Người khác, gọi là vị Bồ Tát.
Vì vậy, việc dạy Đạo Giải Thoát duy nhất chỉ có vị Cư sĩ nào có “Tâm lớn” thì mới dám dạy Đạo Giải Thoát này.
Còn nếu là vị Thầy thì cũng không dạy được. Vì sao? Vì Thầy là vị có nhiệm vụ hành các lễ, chứ không phải Dạy Đạo.
2023/08/02 - Giải Đáp Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam
DAO PHAT KHOA HOC VAT LY THIEN TONG VIET NAM website
Xem toàn bộ Giải Đáp Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam 02/08/2023 ở link bên dưới:
✅ Youtube: https://youtu.be/SCPjvndTl0s
Liên hệ:
✅ Facebook: https://www.facebook.com/suthatbimatkhoahocthientong
✅ Email: thientongmt@gmail.com
✅ Mobile: +84 916 01 66 27
Transcript
73 Kinh Duy Ma Cật phẩm 10 Phật Hương Tích 92-95
Câu hỏi:
Xin hỏi thêm vài vấn đề trong Kinh Duy Ma Cật, phẩm 10 - Phật Hương Tích. Xin vui lòng chỉ dạy thêm cho chúng tôi hiểu rõ ạ:
“Khi thấy mọi người khởi tâm đến việc thọ thực, Ngài Duy Ma Cật hiện sức thần thông cho mọi người thấy được nước Phật tên là Chúng Hương, có vị Phật tên là Hương Tích. Nước ấy không có Thanh Văn và Bích Chi Phật. Chỉ có chúng Đại Bồ Tát Thanh tịnh, được Phật nói Pháp cho nghe. Cơm của nước Phật này có mùi hương lan khắp 10 phương Vô Lượng thế giới. Ngài Duy Ma Cật đến nước Chúng Hương để xin Phật Hương Tích 1 chén cơm đem về cõi Ta Bà, chỉ 1 bát nhỏ nhưng vẫn làm cho tất cả mọi người được no đủ. Bốn bể có thể cạn nhưng cơm này không bao giờ hết. Khi thọ dụng cơm ấy xong. Các Bồ Tát, Thanh Văn, Trời, Người… khi ăn xong đều thấy nhẹ nhàng, thân thể phát ra mùi hương bát ngát.”
Tôi xin hỏi như sau:
Xin giải thích ý nghĩa của danh từ “Chúng Hương” và “Phật Hương Tích”?
Trả lời:
Thưa quý vị, về danh từ “Chúng Hương”. Ý của Ngài Duy Ma Cật muốn nói: Những người nghe đến danh từ Giải Thoát, họ đến học, mà trong Đạo Phật gọi là “Nhiều người hành hương” hay còn gọi là “Chúng Hành Hương”.
Về danh từ “Phật Hương Tích”: Là di tích của Vị Phật quá khứ ở Trái Đất Nam Diêm Phù Đề này. Có nhiều Người Hành Hương đến chiêm ngưỡng.
Câu hỏi 2/4:
Xin hỏi, cơm của nước này là tượng trưng cho điều gì, có phải là Công Đức không?
Trả lời:
Thưa quý vị, cơm của nước này chính là pháp môn Giải Thoát.
Câu hỏi 3/4:
Thưa, pháp môn Giải Thoát tại sao lại có mùi hương, mà không mang 1 đặc điểm khác?
Trả lời:
Thưa quý vị, trong Đạo Phật, người Ngộ Đạo, Đức Phật gọi là người nếm được mùi vị Đạo, nên gọi là mùi hương của Đạo. Nếu gọi ý khác thì không sát nghĩa lắm.
Câu hỏi 4/4:
Tại sao chỉ duy nhất có Ngài Cư sĩ Duy Ma Cật mới có thể đưa mọi người đến được nước Chúng Hương này, mà không 1 vị Bồ Tát nào làm được?
Trả lời:
Thưa quý vị, quý vị phải biết cơ bản của người tu theo Đạo Phật như sau:
Người muốn tu Giải Thoát, không chấp cái Ta. Thì người này phải bình thường, không ai biết, nên là Cư sĩ.
Còn vị Bồ Tát không làm được là có nguyên do như sau:
Bồ Tát là gì? Là vị gan dạ, thích làm chuyện này chuyện kia, không sợ ai. Nên không thể đứng ra dạy Giải Thoát được.
Việc làm thích hợp của vị Bồ Tát là:
Tầm thinh cứu khổ cứu nạn con Người bị oan ức.
Dám hy sinh mình để cứu nhiều Người khác.
Dám quên thân mình cũng để giải oan cho Người khác.
Nói tóm lại, vị Bồ Tát là vị rất gan dạ cứu giúp Người khác, gọi là vị Bồ Tát.
Vì vậy, việc dạy Đạo Giải Thoát duy nhất chỉ có vị Cư sĩ nào có “Tâm lớn” thì mới dám dạy Đạo Giải Thoát này.
Còn nếu là vị Thầy thì cũng không dạy được. Vì sao? Vì Thầy là vị có nhiệm vụ hành các lễ, chứ không phải Dạy Đạo.
2023/08/02 - Giải Đáp Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam